Ở thời đại này, không có ai chỉ ra sai lầm của chúng ta. Tự chúng ta không biết được. Người thật sự chỉ ra sai lầm của chúng ta, nhất định phải cảm ơn, giúp chúng ta sửa đổi chính mình, giúp chúng ta vãng sanh tịnh độ, giúp chúng ta nâng cao phẩm vị.
Bất luận họ là thiện ý, ác ý, cố ý, vô ý, người có thể phê bình chúng ta, có thể nói lỗi của chúng ta đều là đại ân nhân. Chúng ta thấy được người khác có sai lầm, nhất định phải khuyến cáo. Tuy nhiên khuyến cáo phải biết đúng lúc. Có những người rất sĩ diện, khi ở trước mặt người khác mà nói lỗi của họ, tuy họ biết nhưng họ oán hận chúng ta, rất khó tiếp nhận.
Cho nên chỉ lỗi khuyến thiện phải ở nơi không có người bên cạnh, lúc này thì có thể nói. Có người bên cạnh thì đừng nói, đây là lễ kính. Không ở trước mặt bất kỳ người nào phê bình người khác. Lúc chỉ có một mình họ, bên cạnh không có người thì hãy nói. Ở nơi chốn đông người mà chỉ trích họ mà họ vẫn có thể tiếp thu thì con người này chắc chắn thành tựu. Loại người như vậy cũng có nhưng không nhiều. Họ thật sự có thể sửa lỗi chính mình mà còn cảm ơn đội đức.
Thầy giáo dạy học cũng không ngoại lệ. Năm xưa chúng tôi thân cận thầy Lý. Cách đối nhân xử thế tiếp vật của thầy chúng tôi hiểu rất rõ, làm gương tốt cho chúng tôi thấy. Thầy mở lớp học kinh. Phương pháp truyền thụ học kinh, trong lớp cùng học có hơn 20 người, có 2-3 người mà thầy đối với họ đặc biệt khách khí. Họ có lỗi sai thầy không bao giờ nhắc đến, thầy đều rất khách khí, rất cung kính.
Nhưng cũng có mấy người ít nhất cũng phải có 5-6 người đối với họ thì thầy có đánh, có mắng, phê bình trước mặt mọi người, một chút khách khí cũng không có. Vì sao thầy lại dùng thái độ không giống nhau đối với học sinh? Tôi hồi đó hoài nghi đối với việc này và thầy biết được điều này, một hôm gọi tôi vào trong phòng hỏi tôi đối với việc này hoài nghi có đúng không.
Tôi nói đúng vậy thì thầy giáo nói rằng nghiêm khắc đối với học sinh này là do họ muốn học. Đánh họ mắng họ thì họ cảm ơn, không hận và nếu không dạy họ thì có lỗi với họ. Còn đối với những người đặc biệt không thể dạy họ, dù chỉ mới nhắc nhở 1 chút thì mặt đã lập tức đỏ lên và họ cũng không thể tiếp thu.
Khi ấy tôi mới hiểu rõ, người không thể tiếp thu thì thầy giáo xem họ là học sinh dự thính, không được là học sinh chính thức. Học sinh dự thính rất khách khí, rất ưu đãi. Còn ai học được, có thể tiếp thu thì mới dạy họ. Đây là mỗi người gặp duyên không giống nhau.
Nam mô A Di Đà Phật.
Trích từ bài giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (tập 426)
0 Bình luận